B.I.M CÔNG NGHỆ CỦA TƯƠNG LAI

Công nghệ B.I.M là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M không chỉ là mô hình hình học ba chiều mà là mô hình đa luồng dữ liệu.
B.I.M CÔNG NGHỆ CỦA TƯƠNG LAI

Định nghĩa B.I.M (Building Information Modeling)

Công nghệ B.I.M là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M không chỉ là mô hình hình học ba chiều, là mô hình đa luồng dữ liệu.

 
Bim 01


Người ta sử dụng BIM như thế nào 

BIM nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, giảm thời gian cho việc giấy tờ và sản xuất ra những sản phẩm dễ dự đoán. BIM có tiềm năng to lớn và linh hoạt như là một hồ chứa thông tin dự án.
BIM cho phép các kỹ sư thiết kế kiến trúc, thiết kế chi tiết ra tài liệu, cho phép các nhà thầu xây dựng nhanh hơn so với những phương pháp truyền thống. Chú đầu tư và nhà quản lý vận hành cũng có lợi ích trong việc dự báo và ngân sách. Chi phí xây dựng cũng được giảm một cách đáng kể.
- Đầu tiên, BIM được xem như là một công cụ để thiết kế 3D và sử dụng các tổ hợp thay thế cho bản vẽ 2D. Sau đó, nó phát triển thành một công cụ, được sử dụng để phân tích mô hình, phát hiện các xung đột, lựa chọn sản phẩm, và mô hình toàn dự án.
BIM cung cấp sự chi tiết, chính xác cần thiết để thiết kế và xây dựng một dự án, phân tích hình học dự án, lựa chọn ra quyết định. - Mô hình BIM của Chủ đầu tư là một sự kết hợp mô hình BIM của các bên tham gia như thiết kế, nhà thầu.. mà bao gồm thông tin về công trình, từ lúc lên kế hoạch cho đến lúc hoàn thành. Mô hình BIM đó không chỉ là môt mô hình ảo mà còn là kho dữ liệu mà bao gồm các thông tin về dự án, không gian, thiết bị, lắp đặt, bảo hành.. ở dạng hình ảnh hoặc thông tin đơn thuần.
- Thông thường mô hình BIM từ thiết kế được chuyển sang cho nhà thầu, nhà thầu sẽ sử dụng và đính kèm các thông tin lên. Sau khi nhà thầu hoàn thành trên công trường, mô hình đó sẽ được cập nhật với tất cả thông tin. Mô hình thực tế này sẽ được chuyển cho Chủ đầu tư để Chủ đầu tư có thể tiếp nhận quản lý, vận hành thiết bị, duy tu bảo dưỡng.. và cả quản lý nhà nước.

 
Bim 02


Ưu điểm của BIM 
• Lợi ích cho chủ đầu tư trước khi xây dựng:
Cung cấp cho CĐT khái niệm, sự khả thi, lợi ích của thiết kế. Tăng hiệu quả và chất lượng công trình. Tăng cường sự hợp tác thông qua việc phân phối dự án được tích hợp.
• Lợi ích thiết kế:
Hình dung bản thiết kế nhanh hơn và chính xác hơn. Tự động sửa đổi khi có chỉnh sửa thiết kế. Thế hệ của bản vẽ 2D chính xác và nhất quán tại bất kỳ giai đoạn nào của dự án. Xuất ra dự toán chi phí bất cứ lúc nào trong quá trình thiết kế
• Lợi ích trong quá trình xây dựng:
Sử dụng các mô hình thiết kế như là một cấu kiện chế tạo sẵn. Phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi thiết kế. Phát hiện những lỗi và thiết sót của thiết kế trước khi xây dựng. Đồng nhất giữa thiết kế và mặt bằng công trường. Đồng nhất quá trình mua sắm với thiết kế và công trường
• Những lợi ích sau khi xây dựng xong:
Quản lý và vận hành thiết bị tốt hơn. Tích hợp vận hành thiết bị với hệ thống quản lý. Hỗ trợ rất tốt cho quản lý Nhà nước từ lúc thi công cho đến lúc kết thúc dự án và cả sau này, và dùng cho cả các dự án khác. Có thể hỗ trợ tạo lập một thành phố số bằng BIM, tạo thuận lợi, đồng bộ và chính xác trong quản lý Nhà nước.

Tình hình áp dụng BIM trên thế giới
- Trên thế giới trong những năm gần đây, BIM đã trở thành một chiến thuật trong xây dựng theo phương thẳng đứng (tòa nhà) để tăng năng suất và lợi nhuận.
- Tuy nhiên theo phương ngang, các công trình cơ sở hạ tầng, việc sử dụng BIM cũng chỉ mới bắt đầu. Hầu hết các công ty cơ sở hạ tầng sử dụng BIM cũng chỉ mới bắt đầu nhưng lại phát triển mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực hạ tầng tuy vẫn đứng sau lĩnh vực xây dựng dân dụng trong việc ứng dụng BIM nhưng lĩnh vực hạ tầng gần đây có những bước tiến mạnh mẽ.
- Tại Singapore, một trong những nước đi đầu về công nghệ đã có những bước đi nhằm bắt buộc áp dụng mô hình BIM trên cả nước theo một lộ trình. Theo lộ trình, từ ngày 1/7/2013 tất cả những công trình kiến trúc có diện tích trên 20.000 m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước; từ ngày 1/4/2014, tất cả các công trình kỹ thuật bao gồm cả dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật có diện tích sàn lớn hơn 20.000 m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước; từ 1/7/2015 tất cả các dự án xây dựng nói chung có diện tích sàn lớn hơn 5.000m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước.
- Tương lai xu hướng BIM sẽ được ứng dụng rộng rãi trên các nước trên thế giới vì các lợi ích của nó.





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

090 535 40 44
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây